Việc đánh giá hiệu quả công việc, năng lực của nhân viên bán hàng cần được thực hiện cẩn trọng và công tâm. Kết quả đánh giá vừa giúp nhân viên định hướng được công việc của mình, phát huy thế mạnh cải thiện điểm yếu vừa là chìa khoá để chủ doanh nghiệp phát triển bộ máy bền vững. Vậy làm thế nào để đánh giá công bằng, chỉ đúng người đúng việc? Cùng theo dõi tham khảo những tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng được chia sẻ dưới đây bạn nhé!
1. Kiến thức về sản phẩm, dịch vụ
Nhân viên bán hàng là người trực tiếp làm việc với khách hàng, là đại diện của doanh nghiệp vì thế mà những kiến thức về sản phẩm dịch vụ cần được nắm vững. Việc am hiểu này sẽ giúp nhân viên truyền đạt tốt cho khách hàng hiểu, tư vấn để khách hàng có được lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài đánh giá kiến thức về sản phẩm của nhân viên bán hàng, người chủ cũng cần có lịch đào tạo bổ sung kiến thức thường xuyên cho nhân viên.
2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
Đối với nhân viên bán hàng, các con số luôn là yếu tố phản ánh đúng nhất về hiệu quả công việc. Doanh số bán hàng, tỷ lệ đạt KPI và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng tháng sẽ thể hiện được khả năng bán hàng, hiệu quả công việc, mức độ vận dụng tốt các kiến thức kỹ năng đã được đào tạo.
Các chủ shop, doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm quản lý nhân viên bán hàng để vừa hỗ trợ vận hành hoạt động kinh doanh vừa có dữ liệu để đánh giá doanh thu của nhân viên. Qua các phần mềm, chủ shop có thể kiểm tra chi tiết về cách trò chuyện, xử lý vấn đề của nhân viên với khách hàng qua các đoạn chat được lưu lại.
3. Thái độ làm việc
Trong mọi lĩnh vực, thái độ làm việc luôn là tiêu chí cần thiết được đưa ra để đánh giá một nhân viên. Thái độ làm việc được hiểu là cách mà nhân viên tiếp nhận công việc, cách đối đãi ứng xử với đồng nghiệp, cách làm việc với khách hàng. Thái độ tốt thể hiện sự yêu thích, cống hiện và muốn phát triển với công việc này, có trách nhiệm với những gì mình làm. Thái độ chưa tốt là làm việc một cách hời hợt, chỉ cho xong mà không chất lượng, thiếu sự nỗ lực và tận tâm với việc được giao.
4. Cách xử lý vấn đề với khách hàng
Cách mà nhân viên xử lý các vấn đề với khách hàng cũng thuộc một phần thái độ làm việc. Tuy nhiên, cách xử lý sáng tạo, mới mẻ và thông minh sẽ là tiêu chí để đánh giá năng lực vượt trội của một nhân viên bán hàng. Đánh giá hiệu quả xử lý vấn đề, đúc rút cách xử lý tốt để xây dựng cải thiện quy trình làm việc.
5. Tính trung thực của nhân viên
Nghe có vẻ không liên quan, nhưng tính trung thực cũng là tiêu chí cần thiết để đánh giá một nhân viên bán hàng. Yếu tố này ảnh hưởng tới những tài sản của doanh nghiệp, của shop vì nhân viên bán hàng là người trực tiếp thực hiện quản lý. Trong kinh doanh online, tính trung thực thuộc một phần về các dữ liệu khách hàng, dữ liệu của doanh nghiệp cần được bảo mật.
Sử dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp bạn sẽ đồng bộ thông tin, quá trình làm việc của nhân viên bán hàng từ đó có những đánh giá công tâm nhất. Hãy là người chủ công bằng, đánh giá năng lực nhân viên chính xác để thúc đẩy nhân viên làm việc và góp phần tạo nên sức mạnh phát triển cho doanh nghiệp của mình.