Trang Chủ > Tin Tức > Cân nhắc vấn đề tài chính trước khi nhảy việc

Cân nhắc vấn đề tài chính trước khi nhảy việc

06/07/2020 17:35     pthoai

Cho dù bạn có chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế nào đi chăng nữa thì nhảy việc cũng sẽ đồng nghĩa với việc mất thu nhập tạm thời hoặc tệ hơn là rơi vào tình trạng thất nghiệp trong thời gian dài. Do đó, để đảm bảo chất lượng cuộc sống trong giai đoạn này, bạn cần phải cân nhắc vấn đề tài chính trước khi nhảy việc, thậm chí là lên kế hoạch tài chính cụ thể cho riêng mình.

Cân nhắc vấn đề tài chính trước khi nhảy việc để không chỉ giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống mà còn tạo tâm lý thoải mái khi đi xin việc làm mới. Nhảy việc vừa là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt là khi bạn còn bị đè nặng bởi gánh nặng tài chính. Bạn sẽ có thể cảm thấy stress và nhanh chóng nhận đại một công việc nào đó mà mình không thực sự yêu thích.

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn cân bằng tài chính trong quá trình nhảy việc.

1. Xem xét quyền lợi và nghĩa vụ tài chính với công ty hiện tại

Trước khi nghỉ việc, bạn cần phải cân nhắc đến những vấn đề như có phải đền bù chi phí đào tạo hay bất cứ loại chi phí nào khác cho công ty hay không. Nếu có thì số tiền là bao nhiêu và bạn sẽ phải chuẩn bị như thế nào? Bảo hiểm y tế của bạn khi nào thì hết hạn và bạn sẽ phải mua bảo hiểm mới?

Nếu có thắc mắc không tự mình giải đáp được, hãy hỏi trực tiếp bộ phận nhân sự nhưng với một cách khéo léo. Bởi vì nếu như bạn hỏi quá thô lỗ và để cho họ thấy rằng bạn đang chuẩn bị nghỉ việc thì mọi thứ có thể sẽ diễn ra theo chiều hướng xấu.

2. Hoạch định tài chính trước khi nhảy việc

Ngay khi có ý định nhảy việc, bạn cần phải cân nhắc tình hình tài chính hiện tại và lên kế hoạch chi tiêu trong trường hợp nó trở thành sự thật. Cách tốt nhất là hãy đưa ra càng nhiều tình huống giả định càng tốt bởi bên cạnh khoản chi tiêu cho mục đích thiết yếu thì cũng còn rất nhiều việc phát sinh mà bạn không thể lường trước được. Đặc biệt, việc này phải làm trước khi bạn xin nghỉ chính thức.

Nếu như chưa có được một khoản tiền tích lũy kha khá để đề phòng trong những trường hợp khẩn cấp thì tốt nhất bạn không nên nghỉ việc khi chưa tìm được việc mới. Đừng chỉ mau mau chóng chóng nộp đơn xin việc rồi ở nhà chờ đợi trong hoang mang. Thay vào đó, hãy tiếp tục đi làm và tìm việc làm song song với đó. Làm như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn hơn cho tình hình tài chính của bạn.

3. Không chi tiêu quá đà

Trước khi nộp đơn xin nghỉ, hãy tính toán một chút chênh lệch giữa số tiền mà bạn có với khoản chi tiêu cần thiết. Sau khi nghỉ việc, bạn có được nhận trợ cấp thất nghiệp không, có được trả bù ngày phép hay không,.... Đây sẽ là các khoản thu nhập thêm sau khi bạn nghỉ việc. Việc bạn cần phải làm là đưa tổng số chi phí trong thời gian chờ việc về thấp hơn khoản thu nhập này và nhất định không được chi tiêu quá đà để tránh rơi vào tình trạng nợ nần.

Theo chuyên trang tuyển dụng, tư vấn việc làm Joboko, trong thời gian chờ việc, điều quan trọng nhất là bạn phải duy trì được một nguồn ngân sách ổn định. Hãy thử nhiều cách khác nhau để đánh giá khả năng tài chính của bản thân cũng như lên kế hoạch xem mình sẽ cân bằng các khoản thu nhập – chi tiêu trong thời gian này bằng cách nào. Việc này thậm chí còn phải duy trì cho tới khi bạn đã tìm được việc mới vì khi đi làm, bạn còn phải trải qua thời gian học việc, thử việc hoặc có thể bị giữ lương tháng đầu.

Nếu như bạn có một nguồn thu nhập thụ động khác thì điều này sẽ không đáng ngại. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện lý tưởng và rất ít người nhảy việc đáp ứng được điều này. Trong trường hợp bạn không phải là người hoạch định tài chính tốt thì có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè trong quá trình lên kế hoạch. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng họ chỉ là những người có thể góp ý cho bạn chứ không phải là người quyết định và cũng không thể thay bạn thực hiện được.

Trustsales phần mềm bán hàng đa kênh miễn phí

Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng online

Bài viết liên quan

TrustSales