Trang Chủ > Tin Tức > Tổng hợp các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tổng hợp các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng

29/06/2023 16:09     nttlinh
 
Tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng là bài toán mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng cần lời giải đáp. Vậy khách hàng tiềm năng là gì, có vai trò quan trọng như thế nào và cách tiếp cận đối tượng khách hàng này như thế nào là phù hợp? Hãy cùng TrustSales tham khảo ngay trong bài viết bên dưới nhé!



Khách hàng tiềm năng là gì?


Khách hàng tiềm năng (Potential Customers) là các cá nhân, nhóm người có sự quan tâm và khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Tuy vậy, tại thời điểm hiện tại, vì một lí do nào đó mà họ chưa trả tiền để mua sản phẩm của bạn mặc dù đang có nhu cầu và dành sự quan tâm. Có thể xác định khách hàng tiềm năng dựa trên 2 yếu tố chính sau:

- Những người phù hợp với đặc điểm đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đã xác định

- Những người mà bạn có khả năng thuyết phục họ chi tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn và từ đó chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành.


Vai trò của khách hàng tiềm năng


Trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp


Khách hàng tiềm năng có tỉ lệ chuyển đổi cao, từ người chỉ đọc tông tin, cho đến tìm hiểu sản phẩm, cân nhắc và quyết định mua hàng. Từ đó giúp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.


Khách hàng tiềm năng là một kênh Marketing 0Đ


Một khi doanh nghiệp đã chuyển đổi được khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự, thì công đoạn chuyển đổi họ sang khách hàng trung thành sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Lúc này, mỗi khách hàng sẽ là một kênh marketing thương hiệu hiệu quả thông qua truyền miệng và kêu gọi người thân, bạn bè sử dụng sản phẩm thông qua trải nghiệm tốt của họ trước đây. Và tất nhiên, để đạt được điều này thì bạn cần sở hữu một sản phẩm đủ chất lượng, đầu tư kỹ càng.


Tiêu chí giúp đánh giá hiệu quả bán hàng và marketing


Bán hàng và marketing thực chất là việc tìm kiếm nhu cầu của khách hàng, đáp ứng tối như cầu của họ thông qua các sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vì vậy, việc xác định được khách hàng tìm năng sẽ phần nào đánh giá được năng lực làm việc của phòng marketing và đội bán hàng.


Các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng


Quảng cáo trực tuyến

Phương pháp này khá phổ biến khi sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến để tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua website, đặt banner quảng cáo Google theo hình thúc email marketing. Cách này sẽ giúp khách hàng tìm thấy các thông điệp quảng cáo của bạn thông qua hành động search từ khóa với nội dung tương ứng. Bạn hoàn toàn có thể giới hạn được mức chi phí hàng tháng cho quản cáo cũng như theo dõi hiệu quả của mỗi đợt chiến dịch.

Sử dụng báo chí

Báo chí vẫn đang được đánh giá là công cụ lý tưởng để quảng cáo. Tuy vậy, với thời đại phát triển không ngừng như hiện nay, bạn không nên quá tập trung vào hình thức này để tránh tình trạng đốt tiền vào các công cụ để nướng tiền.

Sử dụng Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết)

Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc việc sử dụng tiếp thị liên kết để thực hiện marketing, tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng. Lưu ý, hãy để sản phẩm của bạn được quảng cáo theo mô hình PPC (pay per click) hoặc PPA (pay per action) và lựa chọn những người nổi tiếng (publisher) thật phù hợp. Bởi vì khách hàng ngày nay có xu hướng tin tưởng cũng như ủng hộ tốt về các sản phẩm mà người nổi tiếng giới thiệu.

Học tập từ đối thủ

Đừng bỏ qua các đối thủ cạnh tranh vì đây là một kênh đáng để học hỏi và tham khảo ý tưởng. Việc bạn nắm rõ các hoạt động và kế hoạch của đối thủ sẽ giúp bạn có sự điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lí, từ đó đẩy mạnh cơ hội cạnh tranh.

Quảng bá sản phẩm thông qua các sự kiện

Bạn cũng có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các sự kiện triển lãm, chợ thương
mại, là những nơi lý tưởng để bạn có cơ hội giới thiệu về những sản phẩn của bạn.

Telesales

Một phương pháp phổ biến nhưng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và đa số các doanh nghiệp/cửa hàng áp dụng, chính là telesales. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần có một danh sách thông tin khách hàng, tuổi – địa chỉ, nghề nghiệp, sở thích,… Việc này nhằm giúp nhân viên sale dễ dàng trong việc liên lạc và nhắm đúng nhu cầu của khách hàng, rồi thuyết phục họ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ gợi ý thêm cho bạn nhiều phương pháp mới để tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn. Còn nếu bạn đang quan tâm về các phần mềm quản lí bán hàng thì đừng quên liên hệ TrustSales nhé!


Trustsales phần mềm bán hàng đa kênh miễn phí

Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng online

Bài viết liên quan

TrustSales