Trang Chủ > Tin Tức > Cách quản lý cửa hàng bán lẻ

Bật mí 5 cách quản lý của hàng bán lẻ hiệu quả

29/07/2019 23:59     ctg

Phần lớn các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam đều được mở tự phát và không có chiến lược kinh doanh cụ thể. Điều này được giải thích là do hơn 90% nhà bán lẻ không có kiến thức và kinh nghiệm quản lý cửa hàng. Vậy làm thế nào để quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả? Hãy để TrustSales bật mí 5 cách quản lý cửa hàng bán lẻ quan trọng ngay sau đây!

cách quản lý cửa hàng bán lẻ - TrustSales
Cách quản lý cửa hàng bán lẻ chuyên nghiệp chủ cửa hàng nên biết

1. Kinh nghiệm quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả khi quản lý tốt nhân viên

Quản lý nhân viên bán hàng là vấn đề hàng đầu của nhiều cửa hàng bán lẻ. Quản lý con người tương đối phức tạp, đòi hỏi sự tinh tế, tâm lý nhưng vẫn phải đảm bảo kỷ luật. Để tìm ra cách quản lý cửa hàng hiệu quả nói chung cũng như quản lý nhân viên nói riêng, chủ cửa hàng cần thấu hiểu tính cách, biết được ưu nhược điểm từng nhân viên. Từ đó, đưa ra chính sách động viên, thưởng phạt hợp lý.

kinh nghiệm quản lý cửa hàng bán lẻ - TrustSales
Quản lý nhân viên cửa hàng bán lẻ là kinh nghiệm quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Người quản lý có thể khen thưởng với nhiều phần quà khác nhau để khuyến khích nhân viên làm tốt hơn. Một cách quản lý cửa hàng không tồi danh cho bạn đó là chiết khấu phần trăm doanh số bán hàng của ca như một phần hoa hồng. Ví dụ, doanh số 5 triệu đồng trên 1 ca làm việc, nhân viên sẽ được thưởng thêm 5% hoa hồng.

Đối với những cửa hàng lớn một chút thì cần phải có thêm nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý bán hàng, chính vì vậy người quản lý cần tuyển dụng, đào tạo và lập kế hoạch rõ ràng trong vấn đề nhân sự.

Quá trình tuyển dụng nhân sự

  • Xem xét tình hình cửa hàng, đưa ra thông tin cần tuyển dụng: số lượng, vị trí, giới tính...
  • Đưa ra thông báo tuyển dụng.
  • Phỏng vấn
  • Kiểm tra năng lực
  • Sắp xếp vị trí và thời gian thử việc
  • Sắp xếp thời gian làm chính thức.
  • Theo dõi quá trình làm việc
  • Theo dõi ngày công
  • Đưa ra báo cáo nhận xét nhân viên hàng tháng
  • Chấm công.

2. Quản lý sản phẩm/hàng hóa là cách thức quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Một trong những cách quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả đó là kiểm soát tốt các mặt hàng, sản phẩm tồn kho. Nếu không thể theo dõi sát quá trình xuất nhập hàng, không biết số lượng tồn kho cụ thể, chủ cửa hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tính toán lợi nhuận và lên kế hoạch nhập hàng hóa.

cách quản lý cửa hàng - TrustSales
Phần mềm quản lý cửa hàng bán lẻ là kinh nghiệm quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Nhiều cửa hàng quản lý sản phẩm bằng phương pháp ghi sổ thủ công hoặc sử dụng file excel. Tuy nhiên, kinh nghiệm quản lý cửa hàng xa xưa này khá bất tiện khi nhập liệu bằng tay dễ xảy ra sai sót, không thể đồng bộ và cập nhật số liệu ngay tại thời gian thực, ảnh hưởng đến việc bán hàng và chốt đơn.

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng bán lẻ. Những phần mềm này có chi phí đầu tư thấp, cách sử dụng đơn giản, kết nối được với nhiều thiết bị, hỗ trợ trích xuất báo cáo, tối ưu hiệu quả kinh doanh.

3. Thiết kế cửa hàng, trưng bày hàng hóa hợp lý cũng là kinh nghiệm quản lý bán hàng quan trọng

Kinh doanh bán lẻ muốn thu hút nhiều khách hàng cần chú trọng đến vấn đề trưng bày hàng hóa. Không những đẹp mắt, ấn tượng mà các vị trí sắp xếp sản phẩm cũng phải hợp lý, dễ tìm. Tốt nhất bạn có thể bố trí theo từng danh mục, nhóm hàng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm.

kinh nghiệm quản lý bán hàng - TrustSales
Trưng bày cửa hàng hợp lý, ấn tượng là kinh nghiệm quản lý cửa hàng quan trọng

Ngoài ra, một số kinh nghiệm quản lý bán hàng khác cũng vô cùng quan trọng như các yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi mua sắm ngay từ khi khách bước chân vào cửa hàng. Dưới đây là 5 yếu tố gây ảnh hưởng đến không gian mua hàng:

  • Ánh sáng.
  • Mùi hương.
  • Màu sắc.
  • Âm thanh.

4. Quản lý cửa hàng bán lẻ tốt bằng việc quản lý thông tin khách hàng

Tệp khách hàng luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đối với mỗi ngành nghề và là một kinh nghiệm quản lý bán hàng quan trọng. Khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa, chủ cửa hàng cần lưu ý xin thông tin khách hàng, dù là khách hàng vãng lai để lưu trữ và lên kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Chẳng hạn, bạn nên phân khách hàng thành nhiều cấp độ như khách hàng thân thiết, khách hàng vãng lai, khách hàng VIP, nhóm khách theo từng khu vực địa lý, khách lần đầu mua hàng, nhóm khách hàng phân theo tuổi, giới tính,.. Từ đó, tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp.

Việc xác định rõ khách hàng mục tiêu ngay từ đầu là một cách quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả, giúp các chiến dịch quảng bá sản phẩm, tri ân khách hàng đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tình trạng chạy chương trình nhưng doanh thu vẫn không cải thiện.

Hiện nay, nhiều khách hàng có xu hướng mua sắm online thông qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Grab, Baemin, Lazada, Now,... Để hạn chế tình trạng dữ liệu khách hàng bị phân tán trên nhiều nền tảng, chủ cửa hàng nên sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng bán lẻ tích hợp các kênh online để quản lý hiệu quả hơn.

kinh nghiệm quản lý cửa hàng - TrustSales
Kênh mua sắm online là một cách quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả

5. Quản lý thu chi/ tài chính trong cửa hàng là cách quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Theo kinh nghiệm quản lý cửa hàng bán lẻ, chúng tôi khuyên bạn nên nắm vững bộ ba chỉ số sau để kiểm soát thu chi hiệu quả.

  • Bộ chỉ số về tài sản - hiệu quả đầu tư: Bạn cần nắm các chỉ số này để xem các báo cáo doanh thu, tính toán một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh số. Những chỉ số này gồm chỉ số về tồn kho, công nợ khách hàng, tổng tài sản đầu tư, tài sản cố định, chỉ số doanh thu trên tổng tài sản.
  • Bộ chỉ số về lãi lỗ: Có thể kể đến các chỉ số như doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí cửa hàng, lãi ròng, lãi gộp, chi phí trả cho các nhà cung cấp,.. Chỉ số này tính trên từng mặt hàng và ngành hàng.
  • Bộ chỉ số về dòng tiền: Gồm các chỉ số dòng tiền vào và dòng tiền ra. Kiểm soát chỉ số này để tránh thâm hụt vốn, thất thoát dòng tiền.

Tuy nhiên, việc kiểm soát thu chi này không thể đạt hiệu quả cao với phương thức ghi sổ thủ công. Thay vào đó, chủ cửa hàng cần sử dụng các phần mềm công nghệ quản lý cửa hàng bán lẻ TrustSales. Ngoài ra, phần mềm này cũng sở hữu nhiều tính năng ưu việt giúp bạn kiểm soát hoạt động kinh doanh tốt hơn. Dưới đây là một số lợi ích của phần mềm:

Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng trong cách thức quản lý cửa hàng bán lẻ:

  • Không gian lưu trữ lớn, lưu trữ được nhiều thông.
  • Quản lý lưu trữ đầy đủ và đồng bộ.
  • Quản lý được số lượng sản phẩm xuất – nhập theo từng ngày.
  • Quản lý được tình trạng hàng hóa: thừa, thiếu hay lỗi.
  • Quản lý được thông tin nhân viên và số giờ làm của từng nhân viên.
  • Quản lý, sắp xếp và luân chuyển hàng hóa trong kho hàng hợp lý.
  • Tích hợp tính năng tìm kiếm và tính toán nhanh chóng, chính xác.
  • Tính bảo mật cao.
  • Tạo và xuất hóa đơn.
  • Kiểm soát doanh số và thu – chi hàng ngày.

Trên đây là những thông tin về cách quản lý cửa hàng bán lẻ. Hy vọng bài viết đã cho bạn cái nhìn rõ nhất về hình thức kinh doanh này, đồng thời biết cách quản lý hiệu quả hơn bằng phần mềm. Nhanh tay liên hệ ngay 1900633893 để trải nghiệm dùng thử phần mềm TrustSales 7 ngày miễn phí!

 

Trustsales phần mềm bán hàng đa kênh miễn phí

Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng online

Bài viết liên quan

TrustSales